Thì trong bài hôm nay vẫn là chuyên mục dành cho “tân binh” vẫn là các quy tắc cơ bản nhất ( có thể dành cho bạm tham khảo ) . Hy vọng rằng sẽ giúp bạn có thể ứng dụng đôi điều để mang lại những tấm ảnh đẹp.
1. Bố cục của một tấm hình
a. Nguyên tắc phần ba (cho những người lười)

Đây là nguyên tắc căn bản và và hợp lý nhất của nhiếp ảnh, bắt nguồn từ các họa sĩ vẽ tranh, họa sĩ hay nhiếp ảnh gia thật sự là một, chỉ khác nhau về dụng cụ. Nguyên tắc này thực sự đơn giản, bạn chỉ cần chia tấm hình thành 9 phần bằng nhau với hai đường dọc, hai đường ngang (xem hình phía trên). Bạn chỉ cần đặt đối tượng chụp vào bất kỳ điểm giao nhau nào (4 điểm chính) cũng sẽ tạo được điểm nhấn rất mạnh cho hình. Việc này nhằm tạo sự lệch lạc cho bố cục thay vì làm cân đối hình, hình cân đối thì thường được gọi là snap-shot. Thỉnh thoảng bạn cũng cần đặt chủ đề vào chính giữa khung hình, tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, để cho tấm hình thú vị và có bố cục vững hơn thì chính thể cần phải tránh điểm giữa. Một tấm hình có điểm nhấn, còn phải có thêm ý nghĩa. Trước khi bấm máy, bạn phải tự hỏi mình, “Mình sẽ chụp cái gì đây?” khi bạn thấy cái mình muốn chụp, thì mới bấm máy để chụp.
Trong một tấm hình, dù bạn chọn điểm nào trong phần ba hình, cũng chỉ nên dùng một chính thể cho hình, nếu có 2 điểm chính nổi bật sẽ làm cho người xem bị chia trí. Tấm hình càng đơn giản càng tốt, nhìn vào là đôi mắt của người xem sẽ bị dính vào nơi mà mình muốn họ nhìn vào, chỉ cần lưu lại được ánh nhìn của người xem, là hình của mình sẽ tự nhiên đẹp.
c. Tam giác vàng (Golden Triangles):

Cách chia tỉ lệ có khác với những cách trước một tí, bạn dùng một đường kẻ từ dưới xéo lên trên, và phía đối diện sẽ kẻ một đường xéo vuông góc với đường vừa kẻ, tạo thành 3 hình tam giác lớn nhỏ khác nhau. Bạn có thể dùng màu, hoặc đường nét tạo hình cho từng tam giác, tuy là ba mà thật sự là một. Bố cục này ít người dùng, nhưng nếu dùng hiệu quả, sẽ tạo cảm giác rất mạnh cho người xem. Bạn phối hợp màu thế nào cũng được, miễn là giữ được điểm nhấn trong góc hẹp của tam giác nhỏ nhất là đạt yêu cầu.

Chụp một cảnh vật nào đó, có thể cảnh sẽ trở nên đẹp hơn nếu bạn sử dụng kỹ thuật tạo khung cho ảnh, dùng những vật thể chung quanh để loại bỏ những cảnh vật không cần thiết, thì sẽ làm cho chính thể trong hình nổi bật và sẽ thu hút được sự chú ý của người xem hơn.
Sử dụng các đường nét để tạo cho ảnh có một độ sâu từ gần đến xa, hoặc bạn cũng có thể dùng các đường nét để dẫn hướng người xem tới phần chính của đối tượng chụp.

Trong cách chụp này, bạn dùng một vật thể, hoặc một con đường, một dòng sông chảy, dẫn mắt người xa từ gần đến xa, nơi mà mình muốn thu hút sự chú ý người xem, và sẽ dùng chính thể phía trên cho ánh mắt người xem dừng lại.
+ Sức mạnh của số lẻ
+ Kết hợp điểm mạnh của không gian, và sự trống vắng
+ Tính đối xứng và điểm nhấn của hình ảnh
+ Sử dụng ánh sáng bất thường